Triết học Zen - Tư tưởng Phật giáo Nhật Bản và các nước Á Châu (t1)
Zen là từ ngữ của Nhật Bản, chỉ cho môn Thiền học. Nhưng vì danh từ Zen đã trở thành danh từ phổ thông ở các nước Âu Á, nhất là trong các giới Phật tử, nên trong bộ sách này chúng tôi không dùng chữ Jhàna của Ấn Độ, chữ Ch’an của Trung Hoa, chữ Thiền của Việt Nam, mà chỉ dùng chữ Zen của Nhật Bản.
Trong bộ sách này, chúng tôi cũng có đề cập đến các vấn đề như lịch sử truyền bá, tư tưởng truyền thống và triết lý Thiền của các nước Âu Á khác, nhất là Ấn Độ và Trung Hoa, xây dựng trên quan điểm Zen của Nhật Bản, nên chúng tôi mạo muội đặt tên là “Triết Học Zen”.
Zen phát sinh từ Ấn Độ, nguyên ngữ là Jhàna, dịch nghĩa là Tư duy tu, hay Tịnh lự. Văn hóa Ấn Độ là một nền văn hóa thuần lý triết học. Nền văn hóa ấy đã tạo cho người Ấn Độ một khuynh hướng suy lý tư duy, vì thế Zen đã có trước Phật giáo. Đức Phật Thích Ca là người đã cải biến, thuần hóa Zen của Ấn Độ, tạo nên một thứ Zen tiến bộ, hòa hợp giữa Thiền định và trí huệ, bằng cách tự mình thể nghiệm lấy ở dưới gốc cây Bồ-đề. Zen trở thành một phương pháp tu hành thể nghiệm của Phật giáo bắt đầu từ đó.
Phật giáo lúc còn ở Ấn Độ đã có chia thành hai phái là Thượng tọa và Đại chúng, Bảo thủ và Tiến bộ, hay nói theo danh từ thông thường là Tiểu thừa và Đại thừa. Tiểu thừa Phật giáo là phái bảo thủ, dĩ nhiên chú trọng tu tập Thiền quán; đến như Đại thừa là phải chủ trương tiến bộ, cũng rất chú trọng đến vấn đề Thiền quán, Tam muội. Chúng ta thấy rằng : ở Ấn Độ, vấn đề tôn giáo và triết học bao giờ cũng quan hệ với thiết với nhau, vì thế Zen lúc còn ở Ấn Độ đượm nhuần tính chất thuần lý triết học. .
NH00045S | 181 | HVTT Sài Gòn | Rỗi [Có thể mượn] |
Tên nhan đề
Triết học Zen - Tư tưởng Phật giáo Nhật Bản và các nước Á Châu (t1)
Thông tin xuất bản
:
Hà Nội..,
2004
Mô tả vật lý
157 tr: 13-19 cm
Loại nội dung
100 - Triết học / tâm lý học
Statement of Responsibility
-
Không có bản nào khác thay thế